Thường được gọi là “ Viên Ngọc Xanh” cảu vùng Đông Bắc, Cao bằng còn là mảnh đất có bề dày lịch sử và nhiều điểm du lịch hấp dấn thu hút nhiều khách du lịch đến trải nghiệm. Ngoài yếu tố thắng cảnh trời ban, thì ẩm thực Cao Bằng cũng là yếu tố níu giữ chân nhiều hành khách. Ẩm thực Cao bằng vô cùng phong phú và đa dạng khi được kết hợp bởi nhiều hương vị riêng của các đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
Khi đi du lịch, du khách sẽ vô cùng tò mò không biết mình nên thử món ăn truyền thống nào. Khi đặt phòng ở INDIGO BOUTIQUE HOTEL Cao Bằng, đừng quê rằng chúng tôi cũng cung cấp các ưu đãi khách sạn tốt nhất ở Cao Bằng. Và theo indigohotels.vn thì có lẽ dưới đây là những món ăn mà bạn ăn thử tại Cao Bằng để trở thành người bản địa ở đây..
1.Phở Chua
Phở chua là món ăn đặc sản được chế biến kỳ công với nhiều loại nguyên liệu. Bánh phở Cao Bằng thơm dai kết hợp cùng thịt ba chỉ, gan heo rán, thịt vịt quay, khoai tầu chiên giòn và rau húng đã tạo nên hương vị đặc trưng cho món ăn. Nếu có dịp thưởng thức, du khách chắc chắn sẽ nhớ mãi vị chua chua ngọt ngọt của nước sốt và cái dai dẻo của bánh phở.
2. Bánh Cuốn Cao Bằng
Nếu được hỏi “loại bánh nào nổi tiếng ở Cao Bằng?” thì bánh cuốn chính là câu trả lời. Bánh cuốn Cao Bằng đặc biệt hơn so với bánh cuốn ở các vùng khác, thường ăn cùng với nước dùng ninh từ xương. Trong phần nước dùng ninh xương còn có cả thịt bằm và hành hoa mỡ, ăn kèm bánh cuốn nóng hoặc bánh cuốn trứng.
3. Vịt Quay Cao bằng
Gợi ý tiếp theo trong tour khám phá ẩm thực Cao Bằng là món vịt quay 7 vị ngon trứ danh. Món vịt quay 7 vị công phu từ khâu chọn vịt, tẩm ướp gia vị cho đến chế biến. Vịt được chọn quay phải là loại vịt sáng lông, chắc thịt. Hương vị độc đáo của món ăn đến từ 7 loại gia vị ướp, trong đó có rất nhiều loại lá và rễ cây rừng. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được lớp da giòn rụm, phần thịt thơm và ngọt.
4. Hạt Dẻ Trùng Khánh
Hạt dẻ Trùng Khánh cũng là món ngon làm nên tên tuổi của ẩm thực Cao Bằng. Với khí hậu và thổ nhưỡng trời ban, hạt dẻ ở đây rất thơm và bùi, hạt to bằng ngón chân cái, có màu vàng sẫm. Ngoài rang và ăn trực tiếp, hạt dẻ Trùng Khánh còn được hầm chung với chân giò hoặc xay nhuyễn để làm nhân bánh.
5. Bánh Áp Chao
Bánh áp chao là món bánh nổi tiếng ở Cao Bằng, bên ngoài nhìn giống bánh rán, phần nhân bên trong làm từ thịt vịt. Phần vỏ bánh được làm từ bột gạo nếp và gạo tẻ nên rất dẻo và thơm. Sau khi nhồi nhân vào vỏ, bánh được rán trên chảo dầu sôi, chao qua chao lại đến khi cả 2 mặt vàng rộm.
6. Phở Vịt
Khi đặt chân đến Cao Bằng, việc không thử một tô phở vịt quay thật sự là một thiếu sót lớn. Thịt vịt quay được ướp đầy đặn, mang hương vị độc đáo của lá mắc mật, thơm ngon đến độ không thể cưỡng lại. Mặc dầu thơm ngon, món này không làm bạn cảm thấy ngán, vì không có quá nhiều dầu mỡ. Không gì tuyệt vời hơn khi bạn thưởng thức một tô phở nóng hổi giữa cái lạnh se se của thời tiết ở Cao Bằng.
7. Bánh Trứng Kiến
Bánh trứng kiến còn có tên gọi khác là Pẻng Rày, là đặc sản của đồng bào người Tày. Nguyên liệu chính tạo nên món ăn độc đáo này là trứng kiến, kết hợp cùng thịt lợn băm, lá kiệu và lạc rang. Vỏ bánh được làm từ bột nếp, nhào nặn, cán mỏng thành hình vuông rồi ốp vào lá vả. Sau khi cho nhân bánh vào, người ta sẽ ốp thêm một lớp lá nữa rồi mang hấp cách thuỷ. Để thưởng thức món ăn này, du khách phải đến Cao Bằng vào tầm tháng 4 – tháng 5 hàng năm.
8. Bánh Khảo
Bánh khảo là món ăn truyền thống của đồng bào Tày, Nùng Cao Bằng mỗi dịp tết đến xuân về. Theo quan niệm thì chiếc bánh làm từ gạo nếp tượng trưng cho đất mẹ. Phần nhân thịt, đường, lạc là vị ngọt tượng trưng cho tình yêu thương. Chiếc bánh như một sự kết nối yêu thương, đoàn kết giữa người với người, giữa các xóm làng, các dân tộc với nhau.
9. Xôi Trám
Xôi trám là món ăn đặc sản của vùng Cao Bằng, thường xuất hiện trong bữa ăn của đồng bào người Tày và Nùng. Nếp nương kết hợp cùng quả trám rừng giúp hạt xôi có màu tím hồng đẹp mắt, khi ăn bạn sẽ cảm nhận được vị bùi và dẻo đặc trưng.
10. Lợn Quay
Lợn quay là món ngon tiếp theo mà bạn phải thưởng thức trong tour ẩm thực Cao Bằng. Lợn được chọn quay phải là lợn nuôi tại địa phương, nặng từ 4 – 6 kg. Khi quay, người ta sẽ dùng tre xuyên từ mõm đến đuôi lợn, trong bụng nhồi lá mắc mật, bên ngoài phết mật ong và gia vị. Lợn quay trên bếp than hồng nên có phần bì vàng rộm, giòn tan, hương lá mắc mật thơm lừng kích thích vị giác.